Thị trường bất động sản năm 2018 vừa khép lại với những thăng trầm, để lại nhiều cảm xúc cho các bên tham gia. Thế nhưng, giới chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản năm 2019 sẽ vẫn tiếp tục phát triển.
Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản Bộ Xây Dựng: Không có nguy cơ bong bóng bất động sản
Thị trường bất động sản trong năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản. Bong bóng chỉ xảy ra khi hội tụ cùng lúc nhiều yếu tố. Đó là kinh tế vĩ mô không ổn định, tăng trưởng nóng; các thị trường đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, chứng khoán, lãi suất tiền gửi không ổn định, kém hấp dẫn; nguồn cung các loại sản phẩm bất động sản bị hạn chế, quá thiếu so với nhu cầu; chính sách tài chính, tín dụng bất động sản bị buông lỏng, hạ chuẩn cấp tín dụng một cách quá dễ dãi, nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản quá lớn; thiếu sự can thiệp kịp thời, hợp lý của Nhà nước vào thị trường.
Nhìn vào các yếu tố trên có thể thấy, năm 2019 kinh tế vĩ mô tiếp tục phát triển ổn định. Các thị trường đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, chứng khoán, lãi suất tiền gửi ngân hàng… dự báo không có biến động lớn.
Với thị trường bất động sản, nguồn cung hiện đang khá lớn so với nhu cầu, chưa có khả năng xảy ra tình trạng khan hiếm, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư trung cao cấp. Thị trường hiện nay chỉ thiếu nguồn cung nhà ở thương mại phân khúc bình dân, giá thấp và Nhà ở xã hội. Hiện nay, nhiều dự án đang được điều chỉnh để tăng nguồn cung phân khúc giá trung bình.
Dù thời gian vừa qua có xảy ra cơn sốt cục bộ đối với đất nền tại một số khu vực, riêng phân khúc chủ đạo của thị trường bất động sản là căn hộ chung cư vẫn diễn ra bình thường, không có hiện tượng sốt giá. Chính sách tín dụng bất động sản hiện đang được Ngân hang Nhà nước kiểm soát hiệu quả, dư nợ tín dụng đang ở mức cho phép, lãi suất được duy trì tương đối ổn định, các tổ chức tín dụng đang thực hiện lộ trình hạn chế dần cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.
Ở góc độ quản lý, vai trò chỉ đạo, quản lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản ngày càng được chú trọng. Các công cụ kiểm soát thị trường như chính sách thuế, tín dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư các dự án… vẫn đang tiếp tục phát huy hiệu quả. Các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng cũng đã có sự am hiểu, có nhiều kinh nghiệm hơn khi tham gia thị trường qua các đợt biến động vừa qua. Dù vậy, bước sang năm 2019 thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực được hưởng lợi từ chính sách. Thực tế này cũng sẽ diễn ra ở các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Ngoài ra, sẽ có sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng tốt, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất Động Sản TP.HCM: Cơ hội đan xen với thách thức
Nhìn chung, năm 2019 khó có thể xảy ra bong bóng bất động sản do yếu tố quản lý, kiểm soát thị trường. Các cơ quan nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụ về thuế, tín dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án để điều tiết thị trường. Các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng thương mại, giới đầu tư và người tiêu dùng đã thông minh hơn.
ong, thị trường sẽ đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Do năm 2018 thị trường sụt giảm nguồn cung, nên tình trạng thiếu sản phẩm bất động sản sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2019, nhất là phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân. Trong khi phân khúc nhà ở cao cấp đang có dấu hiệu thừa cung, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt.
Việc tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ khó khăn hơn khi dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2019 – 2020 chỉ vào khoảng trên dưới 16%/năm, đi đôi với việc các ngân hang thương mại chỉ được sử dụng không quá 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.
Lộ trình giảm dần nguồn tín dụng này của Ngân hàng Nhà nước có mặt rất tích cực là đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhưng để thích ứng với lộ trình giảm dần nguồn tín dụng này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật tích cực về mọi mặt